CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TM YUKI-HANA

Chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà

- Bản vẽ thiết kế rất quan trọng, nó định hình căn nhà, kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà...

Bản vẽ thiết kế:
Tại sao phải cần bản vẽ thiết kế?
- Bản vẽ thiết kế rất quan trọng, nó định hình căn nhà, kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà... , quan trọng không kém đấy là phần kết cấu ngôi nhà, nó như khung xương và bàn chân của con người vậy, kết cấu của ngôi nhà quyết định độ bền vững của ngôi nhà, bên cạnh đấy, bản vẽ thiết kế còn theo công trình lâu dài khi sau này, muốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ngôi nhà được dễ dàng hơn (nhất là hệ thống ngầm như điện, nước..).Xu hướng bây giờ mọi người thường để không gian thông thoáng từ trước ra sau, hạn chế những bức tường ngăn khiến cho ngôi nhà rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn, nhiều ánh sang hơn. Bố trí ánh sáng, không gian như thế nào là do người KTS, điều này thì mỗi KTS có 01 phong cách khác nhau nên khó có thể nói ai hơn ai được.
- Bản vẽ thiết kế cũng rất quan trọng, vì qua đấy, chủ nhà và nhà thầu có thể tính toán, theo dõi chi tiết được khối lượng vật tư được sử dụng vào ngôi nhà, cũng như khối lượng công việc phát sinh tăng giảm trong quá trình xây dựng.
1- Phần Móng:
- Tùy thuộc vào quan điểm định nghĩa của mỗi người, riêng tôi quan niệm phần móng là bàn chân con người, là cái gốc cây, với gốc khỏe, cây mới lớn và đứng vững được, con người chỉ có thể đi lại tốt trên đôi bàn chân nếu đôi bàn chân đấy khỏe.
- Vậy cũng giống như móng căn nhà, cần phải có ông thiết kế và tính toán phần móng, thép như thế nào, bê tông ra làm sao, chiều cao móng, chiều sâu đặt móng như thế nào.
- Tùy thuộc vào từng nền đất, chiều cao căn nhà mà có các loại móng khác nhau cho căn nhà. Vào nền đất yếu thì có các phương án xử lý nền móng khác nhau: cọc tre, cọc cừ, cọc bê tông 25x25, 30x30… Không phải nhà thầu thi công nào hay tổ đội nào cũng có những kiến thức về xử lý nền móng, vì vậy chủ nhà nên tham khảo thật kỹ trước khi đưa ra quyết định xử lý móng như thế nào.
- Về kỹ thuật thi công:
Các công việc phần móng:
+ Đào đất hố móng
+ San sửa nền hố móng bằng thủ công (Đập đầu cọc nếu có ép cọc)
+ Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..
+ Gia công lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước (dầm đáy bể nước nếu có).
+ Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…
+ Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể.
+ Xây tường móng, tường bể…
+ Trát tường bể nước, bể phốt… chống bể nước, bể phốt.
Trong các công việc về phần móng, chủ nhà nên chú ý kỹ thuật gì?
+ Đầu tiên phải nói đến kỹ thuật đan thép, đơn giản lắm nhưng cũng phức tạp với ai không biết.
Khi các nhà thầu hay các tổ đội vào thi công, họ đều tư vấn cách đan thép, nhưng có 1 lưu ý nhỏ, nối thép, mối nói phải sole với nhau, chiều dài nối thép là 3D, ví dụ: thép móng là thép D18, vậy chiều dài mối nối là 54cm, các phần gia cường lực tại các vị trí giữa dầm cột ra sao, bụng dầm móng thế nào.
+ Bê tông: yêu cầu đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây yếu kết cấu móng của công trình. Sau khi đổ bê tông xong, mặt bê tông se lại, yêu cầu tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất, trong 7 ngày đầu tiên, bê tông đạt được 75- 80% cường độ thiết kế, vì vậy trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông. Độ phủ bê tông cũng rất quan trọng, yêu cầu với các cấu kiện dầm độ phủ bê tông từ 2-3cm nhé, độ phủ bê tông chính là lớp bảo vệ cốt thép nhé.
+ Công tác ván khuôn, chính là công tác tạo hình, kiến trúc cho phần móng, vì vậy, khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ.
+ Trước khi đổ bê tông, chú ý làm sạch mặt bê tông lót, tránh các tạp chất lẫn vào bê tông làm ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của kết cấu.
+ Xây bể: Với bể nước ngầm bạn nên xây tường 200, gạch đặc, trát 02 mặt, đánh bong chống thấm, tránh hiện tượng thẩm thấu từ ngoài vào làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tránh càng xa bể phốt và các công trình thoát nước bẩn càng tốt, với bể phốt, chủ nhà có thể xây tường gạch đặc, tường 110, trát và chống thấm kỹ, tránh bể phốt ngấm ra, ô nhiễm các phần đất xung quanh, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của gia đình sử dụng sau này.

Cùng danh mục

Về đầu trang